Nguyễn Thế Vinh (SN 1992) là CEO, nhà đồng sáng lập startup blockchain Ninety Eight. Anh từng là gương mặt người Việt duy nhất lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia năm 2022 ở hạng mục Tài chính và Đầu tư mạo hiểm. Đây là danh hiệu do tạp chí Forbes khởi xướng nhằm vinh danh các gương mặt trẻ tiêu biểu châu Á ở độ tuổi dưới 30.
Phóng viên: Theo số liệu của Triple A, 21% dân số Việt Nam sở hữu tài sản ảo. Một số báo cáo khác cũng cho thấy con số tương tự. Những số liệu này có phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam?
CEO Nguyễn Thế Vinh:Báo cáo này đang nói đến tỷ lệ sở hữu, theo góc nhìn của tôi, tỷ lệ chấp nhận tài sản ảo ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn cao hơn. Nếu Việt Nam có 21% người dân sở hữu tài sản ảo, có thể đưa ra phỏng đoán, tỷ lệ chấp nhận tài sản ảo phải ở mức trên 42%.
Dù là với cách tính nào, từ những trải nghiệm của riêng mình, tôi cho rằng kết quả báo cáo phần nào phản ánh đúng những gì đang diễn ra. Điều này không bất ngờ bởi theo nhiều báo cáo trước đây, Việt Nam đều nằm trong top 10 các quốc gia chấp nhận công nghệ blockchain và các loại tài sản ảo.
Trên thực tế, blockchain không phải công nghệ đầu tiên được người Việt săn đón. Từ kỷ nguyên Internet, game trực tuyến đến các mô hình kiếm tiền trên mạng xã hội như YouTube, Facebook hay thương mại điện tử, người Việt luôn nằm trong nhóm dẫn đầu. Kết quả trên đến từ việc Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao, đam mê công nghệ mới, cộng với khẩu vị đầu tư ưa thích và chấp nhận mạo hiểm.
Việc có nhiều người quan tâm đến các loại tài sản ảo sẽ mang tới lợi ích gì cho kinh tế số Việt Nam?
Người Việt đã biết đến tài sản ảo từ sớm với làn sóng đầu tư tiền mã hóa năm 2017. Từ đó đến nay, phần lớn người tham gia vào thị trường crypto và sở hữu tài sản ảo thuộc về một trong hai vai trò, nhà đầu tư (investor) hoặc người giao dịch (trader). Đến năm 2021, khi một số tựa game blockchain xuất hiện, bắt đầu có sự tham gia của nhóm người thứ 3, đó là các game thủ.
Công nghệ blockchain được sinh ra để phục vụ mọi người chứ không phải chỉ 3 nhóm đối tượng trên. Vì vậy, trong tương lai, khi có nhiều ứng dụng hơn trên không gian Web3, tỷ lệ chấp nhận blockchain tại Việt Nam sẽ còn tăng gấp nhiều lần. Các công ty công nghệ blockchain Việt đã sẵn sàng hạ tầng công nghệ để hỗ trợ cho tương lai đó.
Một ứng dụng của blockchain có thể kể đến là dùng tài khoản mạng xã hội của người dùng để tạo ví blockchain. Thay vì buộc phải lưu lại “private key” (khóa bí mật), người dùng chỉ cần nhớ địa chỉ email và mật khẩu (Ramper). Bạn thậm chí có thể gửi NFT (một loại tài sản ảo) qua email mà không cần tốn phí giao dịch (mạng blockchain Viction).
Cách đây 20 năm, mọi người đều phải học bằng A để sử dụng máy vi tính với các kỹ năng cơ bản. Giờ đây, không ai cấp chứng chỉ sử dụng smartphone. Công nghệ phải trở nên vô hình như vậy. Bạn dùng Internet, trải nghiệm Web3 và không biết đằng sau nó có sự hiện diện của công nghệ blockchain.
Với một đất nước có tỷ lệ người dân sở hữu tài sản ảo như Việt Nam, phải chăng sẽ thiếu sót lớn khi chúng ta chưa có hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo?
Từng có nhiều phản ánh về câu chuyện startup blockchain Việt phải sang Singapore mở trụ sở do thiếu hành lang pháp lý. Bản thân Ninety Eight quyết định đặt trụ sở tại Việt Nam là vì chúng tôi muốn đóng góp thuế cho Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.
Việt Nam có nhiều startup theo đuổi mảng blockchain và trong số đó xuất hiện cả những kỳ lân công nghệ. Để có những startup chất lượng, yếu tố nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực blockchain Việt Nam hiện đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Tuy nhiên, về dài hạn, Nhà nước cần có những chính sách thúc đẩy sự ra đời của các chương trình đào tạo chính quy về mảng blockchain. Khi có cơ chế, được tạo điều kiện và hướng dẫn từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các startup blockchain Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn để vươn ra toàn cầu, gặt hái thành công trên thị trường quốc tế.
Nhiều người đang bàn về vấn đề đánh thuế Bitcoin và các loại tài sản ảo. Việc đánh thuế tài sản ảo sẽ tác động thế nào tới Việt Nam?
Tôi nghĩ việc đánh thuế Bitcoin và các loại tài sản ảo là hoàn toàn khả thi. Nhiều quốc gia trên thế giới đã làm được việc này. Nhà nước có thể xem xét việc thu thuế tài sản ảo từ hoạt động giao dịch của sàn, người sở hữu, các doanh nghiệp,...
Hiện nhiều quốc gia đang mong muốn đánh thuế tài sản ảo. Không chỉ các chính phủ, nộp thuế tài sản ảo cũng là mong muốn chung của những người làm trong lĩnh vực này. Việc công nhận và đánh thuế tài sản ảo sẽ giúp người đầu tư được bảo vệ, hạn chế các rủi ro. Điều này cũng giúp các startup blockchain có được sự ổn định và yên tâm để tuyển dụng, tiếp tục phát triển và tạo ra sản phẩm.
Cảm ơn ông!
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng cho hay, về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không có nhiều sự thay đổi, mà chủ yếu điều chỉnh ở mặt kỹ thuật để tạo thuận lợi hơn cho các thí sinh.
“Các năm trước chỉ xếp thứ tự các nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, còn các phương thức khác được xét ở các kênh khác. Nhưng năm nay, tất cả các phương thức xét tuyển (học bạ, chứng chỉ Tiếng Anh, bằng điểm thi tốt nghiệp THPT...) đều được sắp xếp thứ tự nguyện vọng”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cho rằng, như vậy, thí sinh sẽ được quyền ưu tiên nhất với những gì mà mình mong muốn, dù bằng phương thức xét tuyển nào. Việc sắp xếp nguyện vọng này để đảm bảo các em được trúng tuyển được vào ngành mình thích nhất và các trường cũng giảm thiểu được rất nhiều chuyện thí sinh ảo.
"Trước đây, ví dụ các thí sinh đăng ký hồ sơ bằng phương thức xét tuyển không bằng điểm thi vào 5 trường, trường nào cũng thông báo trúng tuyển, song các em chỉ lựa chọn 1 và như vậy 4 trường còn lại sẽ gặp vấn đề thí sinh ảo. Trong trường hợp đó, chính các em lại đang giữ mất chỗ của các thí sinh ở ngay sau và nếu không ảo thì các thí sinh kia có thể trúng tuyển".
Bên cạnh đó, với cách thức đăng ký xét tuyển của năm nay, thí sinh cũng không còn cần phải lo lắng chuyện đã nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT để xác nhận sớm như mọi năm.
Bà Thủy cũng lưu ý các trường, khi đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau cho cùng 1 ngành thì cần thông tin rõ cho thí sinh được biết việc phân bổ chỉ tiêu với từng phương thức, để các em biết được cơ hội trúng tuyển ra sao.
Tại buổi tư vấn, nhiều phụ huynh, thí sinh bày tỏ lo lắng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ngày một ít đi, khi các trường dành chỉ tiêu cho xét tuyển học bạ hoặc xét tuyển bằng đánh giá năng lực,...
Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, theo thống kê qua các năm, số chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác chưa đến 10%. “Như vậy đến 90% vẫn là bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ. Do đó, các thí sinh yên tâm rằng năm nay nếu có dịch chuyển thì tỷ trọng thay đổi sẽ không quá lớn”.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cũng trấn an các thí sinh: “Không chỉ các thí sinh cạnh tranh vào các trường, các ngành mà chính các trường đại học, các ngành đào tạo cũng cạnh tranh để tuyển sinh được những thí sinh giỏi, khá. Chính vì vậy các em hãy yên tâm rằng có rất nhiều cách thức để trúng tuyển vào ngành, trường mong muốn nếu như mình có năng lực”.
Nhiều chương trình mới, nhiều phương thức xét tuyển
Trường ĐH Y tế công cộng năm nay lần đầu tuyển sinh ngành Khoa học dữ liệu với 50 chỉ tiêu.
Đại diện nhà trường cho biết đây là ngành học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyên sâu về quản lý các cơ sở dữ liệu lớn, phục vụ chuyển đổi số y tế. Sinh viên theo học sẽ được đào tạo về phân tích, thống kê dữ liệu lớn, học máy, đánh giá công nghệ mới, viết thuật toán hay xử lý ngôn ngữ tự nhiên,...
“Hiện nay, cả nước có hơn 10 trường đại học về khoa học dữ liệu. Nhưng nhà trường là đơn vị đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay tại Việt Nam đào tạo về khoa học dữ liệu định hướng lĩnh vực y tế”, đại diện trường này cho hay.
Còn theo TS Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng Phòng Đào tạo đại học của Trường ĐH Luật Hà Nội, năm nay, nhà trường mở và tuyển sinh thêm chương trình Luật kinh tế chất lượng cao với 50 chỉ tiêu. Với chương trình này, các sinh viên sẽ học các môn mà tối thiểu 30% chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, Trường ĐH Luật Hà Nội cũng xây dựng mới 2 chuyên ngành chuyên sâu của ngành Luật, đó là chuyên ngành Sở hữu trí tuệ và chuyên ngành Pháp luật về thi hành dân sự.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch, Trưởng ban Quản lý đào tạo của Học viện Tài chính năm nay, học viện bổ sung thêm phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực và kỳ thi Đánh giá tư duy.
Mở rộng thêm đối tượng xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT. Cụ thể, xét tuyển thẳng các học sinh có giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố; thay vì chỉ từ giải Ba trở lên như các năm trước. Ngoài ra, năm nay, Học viện cũng mở rộng thêm đối với các thí sinh có chứng chỉ Cambridge chương trình trung cấp, ngoài các chứng chỉ IELTS, TOEFL như mọi năm.
Thanh Hùng
“Sáng kiến này gửi đi một thông điệp rõ ràng với những người trẻ, nhắc nhở họ rằng họ đang sống trong một cộng đồng luôn chào đón họ khi đến tuổi trưởng thành” – ông Tommaso Nannicini, phó thư ký nghị viện đang giám sát quỹ này cho hay. “Nó cũng nhắc nhở người trẻ về tầm quan trọng của việc hấp thụ văn hóa”.
Cách đây 9 tháng, Thủ tướng Matteo Renzi lần đầu tiên ám chỉ tới chương trình này trong bối cảnh cuộc tấn công thủ đô Paris. Ông đã nói với các phóng viên rằng, nước Ý sẽ chi 2 tỷ euro để biến đất nước này trở thành một nơi vừa an toàn vừa đa dạng. “Người Ý sẽ chi 1 euro vào văn hóa trên mỗi euro chi cho an ninh” – Thủ tướng khẳng định.
500 euro tương đương với 565 USD – đủ để mỗi tuần có thể xem 1 bộ phim. Thanh niên Ý sẽ nhận món quà này thông qua một ứng dụng có tên là “18app”. Họ sẽ truy cập vào ngân quỹ này bằng cách đăng ký online và tải xuống. Mỗi người dùng sẽ có số dư 500 euro để dùng mua các món hàng văn hóa cho tới khi đến thời điểm hết hạn là ngày 31/12/2017.
Ước tính có khoảng 575.000 thanh niên Ý sẽ được nhận món quà này và sáng kiến mới này sẽ tiêu tốn của Chính phủ khoảng 290 triệu euro.